Bạn hâm mộ những MC trên truyền hình bởi khả năng ăn nói và ứng biến của họ trước đông người hay "mắt tròn mắt dẹt" khi thấy một người có thể trở thành triệu phú nhờ tài năng giao tiếp xã hội. Chắc đa số các bạn cho rằng đó là do khả năng thiên bẩm của họ. Tuy nhiên, không chỉ có thế đâu nhé, để giao tiếp giỏi còn là cả quá trình luyện tập và cần những thủ thuật đấy.
Dưới đây là 14 thói quen mà những người thành công trong lĩnh vực giao tiếp xã hội
1, Thái độ sống tích cực: một tinh thần và thái độ sống tích cực sẽ làm bạn tự tin và truyền được cảm hứng cho những người đối diện.
2, Nói chuyện một cách cẩn trọng và thân thiện với người khác. Người giao tiếp giỏi nhất là người nói chuyện một cách tự tin và khoan thai, thong thả. Cách nói chuyện này khiến họ trở thành người rất dễ chịu
3, Chú ý đến người đối diện khi đang giao tiếp
Bạn nên coi cuộc nói chuyện như một cơ hội để học hỏi người khác chứ không phải là cơ hội để nâng cao bản thân. Hơn nữa, chú ý xem người khác nói là sự biểu hiện sự tôn trọng của bạn đối với người đó, như thế sẽ nhận được nhiều thiện cảm hơn.
4, Giữ vững sự điềm tĩnh của mình trong mọi tình huống
Một phản ứng mạnh mẽ với bất cứ điều gì, dù tiêu cực hay tích cực đều để lại một ấn tượng không tốt với mọi người. "Hãy nhớ sự im lặng có thể được nhiều hơn là lời nói giận dữ của bạn".
5, Sự kiên nhẫn
Hãy nhớ rằng: thời gian, lời nói, hành vi được tôi luyện trong sự "Nhẫn" sẽ đem lại cho bạn những cơ hội lớn hơn những người thiếu kiên nhẫn
6, Thái độ cởi mở
Những người chỉ thích "đóng cửa" với những ý tưởng cố định và chỉ thích kết nối với những người giống mình, thì họ không chỉ đang bỏ lỡ cơ hội phát triển cá nhân mà còn là cơ hội thúc đẩy nghề nghiệp. Sự cởi mở trong giao tiếp đem đến nhiều mối quan hệ cũng như nâng cao được thương hiệu của bản thân.
7, Cười khi nói chuyện với người khác
Tài sản lớn nhất của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt's là "nụ cười triệu đô" của ông. Mỗi cuộc nói chuyện của ông với mọi người trở nên dễ chịu và ấn tượng hơn nhờ nụ cười thân thiện này
8, Giao tiếp "đúng" nơi, "đúng" chỗ
Người giao tiếp giở phải là người trong mọi hoàn cảnh và địa điểm, hj phải biết mình đang nói gì, điều mình nói có phù hợp và thuyết phục không. Bạn thấy đây, không ít trường hợp MC truyền hình đã bị chỉ trích khi phát ngôn sai hoàn cảnh. Ví dụ, một MC của đài TP.HCM dẫn trong ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi kết thức chương trình lại nói Chúc quý vị và các bạn có một ngày cuối tuần vui vẻ. Ngay sau đó, MC này đã nhận không ít chỉ trích về sự sai sót này.
9, Không nên trì hoãn cuộc giao tiếp
Trì hoãn giao tiếp chỉ khiến mọi người nghĩ bạn sợ hành động, và "những người thành công không làm điều đó" - Hill nói
10, Làm ít nhất một việc tốt mỗi ngày
Người giao tế giỏi nhất là người luôn giúp người khác mà không kỳ vọng mình được trả ơn
11.Tìm bài học trong thất bại
Mọi người ngưỡng mộ những người biết đứng dậy từ thất bại chứ không phải cứ đắm chìm trong đó.
12, Hành xử với người đang nói chuyện với họ cứ như người đó là người quan trọng nhất thế gian
Người khéo léo biết sử dụng những cuộc trò chuyện như một cơ hội để học hỏi người khác và tạo điều kiện cho đối phương có thời gian để chia sẻ
13. Ca ngợi người khác đúng lúc, đúng chỗ; không ca ngợi quá mức khiến lời khen trở nên giả tạo, sáo rỗng. Họ ca ngợi người khác một cách chân chính mà không bị quá nhiều.
14. Họ có một người nào đó mà họ tin tưởng luôn chỉ ra sai sót
Những người thành công không giả vờ đáng yêu; họ đáng yêu bởi vì họ biết quan tâm đến tư cách đạo đức và danh tiếng, lòng tự trọng của mình. Bên họ luôn có một người tâm giao thành thật với họ để có thể chia sẻ, góp ý và thay đổi theo hướng tiến bộ.
Trong giao tiếp hàng ngày và trong công việc, bạn đã thực sự chú ý tới cách giao tiếp của mình và thực hiện được bao nhiêu phần trăm trong số các điều trên. Tuy rằng, để luôn đảm bảo những điều trên trong giao tiếp là khó khăn nhưng hãy chăm chỉ luyện tập. Chắc chắn có một ngày, bạn cũng sẽ trở thành người giao tiếp giỏi chỉ cần tại nơi bạn sống và làm việc.
No comments: